Phong tục cưới hỏi ở miền Nam và vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Các nghi lễ cưới hỏi ở miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở khu vực nông thôn người ta còn áp dụng các nghi lễ trong cưới hỏi như: lục lễ (6 lễ)
1. Lễ giáp lời
2. Lễ Thông gia
3. Lễ cầu thân
4. Lễ nói
5. Lễ cưới
6. Lễ phản bái
Trong giai đoạn tiền hôn nhân, trước khi hai họ muốn kết thân với nhau thì phải trải qua ba vấn đề tiền hôn nhân, ngày xưa định hôn nhân là do ông mai, bà mối điềm chỉ - hoặc do cha mẹ đôi bên đính ước, ngày nay do sự tìm hiểu của đôi nam, nữ.
- Lễ giáp lời: Do cha mẹ nhà trai có ông mai hoặc bà mai đến nhà cha mẹ nhà gái, hai bên trực tiếp bàn bạc và dò hỏi tuổi tác để kết cấu suôi gia và bàn việc lập hôn nhân cho con.
- Lễ thông gia: Lễ này do họ nhà trai nhã ý mời họ nhà gái sang chơi cho biết nơi ăn chốn ở của nhà trai.
- Lễ cầu thân: Sau khi hai bên đồng ý gã cưới, bên nhà trai đem cho hai mâm đồ nên người ta còn gọi là lễ cho đồ hoặc là lễ sơ vấn hay còn gọi là bỏ hàng rào thưa, ngày nay thông thường là do đôi nam, nữ quen biết nhau nên bỏ qua ba lễ trên mà chỉ bàn sâu vào vấn đề, (lễ nói và lễ cưới)
* Lễ nói: Bên nhà đàng gái đề bản là lễ đính hôn hay là lễ đăng khoa
Khi họ nhà trai đến: Do ông trưởng tộc hoặc người thông lễ hướng dẫn còn có người bưng khai việc rót rượu, người ta gọi là chú rể phụ lễ nói cũng đi theo trình tự lục lễ.
1. Ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ (tức là đúng hẹn) xin phéo bên họ nhà gái, cho họ nhà trai nhập gia trình lễ nói, được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời, cử đại diện ra mời họ nhà trai vào trình lễ nói, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc nhà trai nói: Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày (hoàng đạo) tức được đôi bên đồng ý, cho họ nhà trai nghinh hôn trình sánh lễ nói gồm có: + Một đôi đèn, + Một măm trầu, + Bốn măm quà, rót rượu trưởng tộc nhà trai mời quí tộc bên gái nhận lễ.
2. Trình lễ khai hoà để kiến gia tiên.
3. Rót rượu trưởng tộc nhà trai trình lễ thượng đăng.
- Tức đốt đôi đèn cầy do nhà trai mang tới, chú rể bưng đôi đèn đốt cháy tỏ đưa lên bàn thờ xá trong, xá ngoài rồi đưa sang ra cho hai ông suôi hoặc hai bà suôi hoặc là người đại diện đặt lên bàn thờ đó là "lễ lên đèn".
4. Lễ bái gia tiên (tức là lại ông bà quá vảng)
- Rồi đến lễ bái tộc lại họ, lại ông bà hiện tiền, lại cha mẹ, cô bác, cậu dì, chú thím, chú rể dâng rượu và xá hai xã (chỉ một mình chú rể lại)
- Khi xong trình giao khai việt lại cho trưởng tộc nhà gái, để giới thiệu ông bà thân tộc bên gái giới thiệu song giao lại cho trưởng tộc nhà trai, tộc nhà trai rót rượu trình lễ trao hoa của chú rể trao cho cô dâu.
- Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu, lúc này cô dâu ra cuối đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang của nhà trai, đi trở vào trong, khi xưa đôi bông nói là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối đầu, coi như cô dâu một cái cuối đầu sẽ được một món quà giá trị như: tiền bạc, hoặc bộ đồ, do ông bà cô bác nhà trai tặng.
- Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới, bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ, có khi heo đứng tức là (nguyên heo) hoặc heo nằm là quy ra tiền do hai bên bàn tính, đàng gái đi đưa dâu bao nhiêu người để đàng trai lo liệu.
- Trong lễ nói đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám cưới, giớ rướt dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai họ.
5. Lễ dỡ măm trầu, trước đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong cái dĩa đặt lên bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm lên ông trưởng tộc xin phép họ nhà gái, cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu ba má đôi bên là cha mẹ.
- Phần cuối của lễ là cô dâu chú rể cắt bánh kem, khui rượu xâm banh mời quí quan khách nhập tiệc.
6. Trình lễ kiếu, sau khi yến tiệc xong trưởng tộc nhà trai trình lễ kiếu.
- Những điểm tiến bộ của ngày nay:
Ngày xưa đám nói đàng trai phải có măm trầu búp sen, ngày nay chế măm trầu búp sen, nhưng phải có măm trầu trệt, ngày xưa lại tam bộ nhất bái, một mình chú rể lại, ngày nay người chế hết chỉ xá cửu quyền mà thôi, ngày xưa chú rể phải mặc áo dài khăn đống, ngày nay người ta chế áo dài khăn đống chú rể chỉ mặc vét tông, cô dâu thì mặc áo dài duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
LỄ CƯỚI, NGƯỜI TA GỌI LÀ (ĐÁM CƯỚI)
- Ở bên nhà gái treo bảng "lễ vu qui".
- Bên gái còn tổ chức cho cô dâu lại xuất giá trước khi về nhà chồng theo sự điều kiện của ông trưởng tộc bên gái.
- Lễ lại xuất giá:
Ông trưởng tộc nhà gái: Kính thưa quí ông, quí bà và cô bac anh chị em, hôm nay là ngày... tháng... năm..., người xưa gọi là ngày (Kiết nhật) nữ chủ hôn có tổ chức lễ vui qui cho con gái thứ... có thỉnh mời ông bà nội, ông bà ngoại ông bà cô bác lối xóm, đã không quản ngại đường xá xa xôi, nhính chúc ít thì giờ quý báu đến đây dự lễ vu quy hôm nay thêm phần long trọng và vị trưởng tộc xem đồng hồ và nói tiếp, bây giờ là 21 giờ đã đến giờ lại xuất giá.
+ Trước tiên là lại ông bà quá vảng tức là (cửu quyền)
+ Tiếp theo là lễ ông bà hiện tiền, ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà thân tộc lối xóm.
+ Lễ bái phụ mẫu dâng rượu cho cha mẹ uống vui ngày con vu quy xuất giá, lần lượt đến lễ cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng, anh chị em và bè bạn, nhận quà tặng của ông bà cha mẹ, anh chị bạn bè thân thích. Ngày xưa có cô dâu phụ đi theo, ngày nay không còn áp dụng cô dâu phụ như ngày xưa.
Phần cuối ông trường tộc nhắc lại lời của nữ chủ hôn mời ông bà cô bác, anh chị em đi đưa dâu thì vui lòng chấp nhận, ăn mặc chỉnh tề, đi đúng giờ.
LỄ KIẾU RỂ
Còn gọi là lễ thám tộc, ngày xưa sau khi đám nói ở tại nhà đang gái xong, đàng trai để chú rể lại ở làm lễ, cho đến ngày làm đám cưới trưởng tộc đàng trai qua trình lễ với nhà gái để rước chú rể về đó gọi là lễ kiếu rể.
Lễ thám tộc: Từ xa xưa cứ đến ngày mai rước dâu thì chiều hôm trước họ đàng trai sẽ cử người đi thám tộc, để dò xem coi họ đàng gái có thực hiện lời giao ước ấy hay không.
LỄ RƯỚC DÂU
Họ nhà trai chuẩn bị đi đến họ nhà gái theo tục lệ, có một vị trưởng tộc và một chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay việc cùng ông bà cha mẹ bên nam đi chẳn đôi, ông bà, cha mẹ, nam nữ bốn hoặc sáu, để đủ người bưng mâm bàn (chứ không đi lẻ) cùng đai diện có hai khay.
1. Khay trầu có đôi đèn
2. Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ
- Kiểm tra lại mỗi khai có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo cho mỗi khay đều có rượu.
- Kiểm tra mâm trầu có buồn cau dầy, hay cau tầm vung còn nguyên vẹn trong thật đẹp mắt, cùng một ốp trầu bọc giấy đỏ cho hai chai rượu bịch nút đỏ, mà ngày xưa người ta gọi là mâm trầu, ché rượu, kiểm tra bốn mâm quà coi đủ chưa, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, họ đàng trai phải dừng lại sửa soạn y phục và mâm bàn cho tử tế.
Cử trưởng tộc và chú rể phụ bưng khay tiệc đi trước vào trình lễ.
1. Lễ y kỳ
Trưởng tộc nhà trai xin phép trưởng tộc nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới (hoặc lễ rước dâu), khi được đại diện bên gái nhận lời, trưởng tộc bên gái bưng khay trầu thỉnh họ nhà trai, ngày nay cử đại diện ra mời họ nhà trai, họ nhà trai lần lượt đi vào, vị trưởng tộc rót rượu trình lễ, vị trưởng tộc nói hôm nay vào lúc ngày........... tháng... năm..., được ngày "hoàng đạo" họ đàng trai được phép nghinh hôn trình sính lễ cưới.
Hoặc là trưởng tộc nói một cách khác, hôm nay được sự đồng ý của đôi bên hai họ và sự cho phép của chính quyền địa phương, họ đang trai đến trình lễ cưới gồm có 01 đôi đèn, 02 mâm trầu, 04 mâm quà.
2. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ khai quà để kiến gia tiên.
- Ông trưởng tộc trình lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu nếu có
- Ông trưởng tộc trình lễ nhập hộp (còn gọi là lễ hiệp song) xin phép cho chú rể đeo đồ cho cô dâu là để cho chú rể nhìn mặt coi có phải là vợ của mình hay không, như ngày xưa có sự tảo hôn, (coi người em, mà gã người chị).
3. Ông trưởng tộc trình lễ thượng đẳng bái đường (tức lại ông bà quá cố) hai đứa lại và bái tộc lễ đã lập song, ông trưởng tộc nhà trai giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà gái, giới thiệu ông bà thân tộc bên nhà gái, khi giới thiệu song, ông trưởng tộc nhà gái giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà trai.
4. Chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc trình lễ dỡ mâm trầu.
- Ngày xưa thi ba ngày mới dỡ mâm trầu, ngày nay dỡ luôn trong buổi lễ, ông trưởng tộc khai thông, cháu trai bẻ cao, cháu gái lấy trầu cau cũng đủ đôi và trầu cũng đủ đôi, để trong cái dĩa xá hai xá rồi đặt lên bàn thờ.
- Lễ trao hoa (nếu có)
5. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ rước dâu và thỉnh họ nhà gái, đưa dâu qua nhà trai.
- Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc nhà trai trịnh trọng xin phép trình