Không đi bầu có vi phạm pháp luật không?
Có mấy ý kiến hỏi tôi là không đi bầu cử Quốc hội vào ngày 22/5 tới đây thì có vi phạm pháp luật không? Lý do không muốn đi bầu vì gia đình đang khiếu nại việc đất đai với chính quyền địa phương mà lâu nay không được giải quyết.
Nay tôi trả lời như sau để mọi người cùng tham khảo: Việc bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ, cho nên việc thực hiện hay không thuộc ý chí tự quyết của mọi người. Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử. Còn Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 trong toàn nội dung văn bản cũng đều quy định công dân có quyền bầu cử chứ không có nghĩa vụ.
Vì là quyền cho nên công dân không bị buộc phải thực hiện vì đó không phải nghĩa vụ. Do vậy người dân được toàn quyền tự quyết định xem có muốn đi bầu hay không. Rà soát các văn bản pháp luật hiện tại tôi không thấy bất cứ một quy định chế tài nào đối với người không đi bầu cử.
Tất nhiên trên thực tế người không đi bầu có thể bị cơ quan đơn vị nơi học tập hoặc làm việc hạch sách theo hình thức này nọ, ví như nhà trường trừ điểm của sinh viên không đi bầu, song nên nhớ những việc làm này là bất hợp pháp.
Tôi không khuyến khích mọi người không đi bầu, tuy vậy việc không đi bầu cũng có tác dụng tốt cho sự tiến bộ phát triển của đất nước. Vì thứ nhất đây là một cách biểu thị bày tỏ dân nguyện cho thấy Quốc hội đã không tạo được niềm tin là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Và việc tổ chức bầu cử cũng không tạo được sự tin tưởng về tính công bằng, thực chất ở những người không muốn đi bầu.
Thứ hai, việc không đi bầu sẽ giúp Quốc hội nhìn lại về vai trò năng lực của mình để từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giúp cho việc làm luật và giám sát được tốt hơn.
Vài điều chia sẻ hy vọng giúp được mọi người bớt băn khoăn.
Không đi bầu có vi phạm pháp luật không?Có mấy ý kiến hỏi tôi là không đi bầu cử Quốc hội vào ngày 22/5 tới đây thì có vi phạm pháp luật không? Lý do không muốn đi bầu vì gia đình đang khiếu nại việc đất đai với chính quyền địa phương mà lâu nay không được giải quyết.Nay tôi trả lời như sau để mọi người cùng tham khảo: Việc bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ, cho nên việc thực hiện hay không thuộc ý chí tự quyết của mọi người. Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử. Còn Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 trong toàn nội dung văn bản cũng đều quy định công dân có quyền bầu cử chứ không có nghĩa vụ.Vì là quyền cho nên công dân không bị buộc phải thực hiện vì đó không phải nghĩa vụ. Do vậy người dân được toàn quyền tự quyết định xem có muốn đi bầu hay không. Rà soát các văn bản pháp luật hiện tại tôi không thấy bất cứ một quy định chế tài nào đối với người không đi bầu cử.Tất nhiên trên thực tế người không đi bầu có thể bị cơ quan đơn vị nơi học tập hoặc làm việc hạch sách theo hình thức này nọ, ví như nhà trường trừ điểm của sinh viên không đi bầu, song nên nhớ những việc làm này là bất hợp pháp.Tôi không khuyến khích mọi người không đi bầu, tuy vậy việc không đi bầu cũng có tác dụng tốt cho sự tiến bộ phát triển của đất nước. Vì thứ nhất đây là một cách biểu thị bày tỏ dân nguyện cho thấy Quốc hội đã không tạo được niềm tin là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Và việc tổ chức bầu cử cũng không tạo được sự tin tưởng về tính công bằng, thực chất ở những người không muốn đi bầu.Thứ hai, việc không đi bầu sẽ giúp Quốc hội nhìn lại về vai trò năng lực của mình để từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giúp cho việc làm luật và giám sát được tốt hơn. Vài điều chia sẻ hy vọng giúp được mọi người bớt băn khoăn.
การแปล กรุณารอสักครู่..