Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền cho phụ nữ. Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ Việt Nam cũng đạt được những bước tiến quan trọng, hiện Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và trên thế giới, đứng thứ 43/143 trên thế giới và thứ 2trong 8nước ASEAN có Nghị viện.
Những phân tích nêu trên cho thấy xu hướng chung của phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay là có sự gia tăng không đồng đều và khá chậm. Hiện nay, thông qua việc tham gia lãnh đạo, quản lý, phụ nữ đã có nhiều đóng góp to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều ở các lĩnh vực và bị hạn chế về số lượng, thậm chí, ở nhiều cơ quan, tổ chức, phụ nữ lãnh đạo, quản lý ít có thực quyền(18). So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản lý như vậy chưa tương xứng với vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế hoạch, chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn.
_____________