b.Sự phân hóa xã hội
Tính chất xã hội thay đổi, các yếu tố tư bản chủ nghĩa doanh Pháp đem vào đàn xen với quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại; kết cấu xã hội mới ra đời gồm các giai cấp cũ bị biến đổi và sự ra đời của những giai cấp mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến bị mất quyền lực và ruộng đất, các địa chủ mới ra đời sở hữu nhiều ruộng đất và được Pháp khuyến khích phát triển. Giai cấp nông dân bị phân hóa, nông dân bị mất đất tăng nhanh,họ là đối tượng bóc lột của chính sách thuế và phu dịch.
Giai cấp công nhân ra đời, phát triển mạnh do nhu cầu khai thác mỏ của Pháp ngày càng tàng. Nhiều nông dân ra thành phố, vào làm việc tại các hầm mỏ và trở thành công nhân. Giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam,họ là sản phẩm của chế đọ bóc lột thuộc địa.
Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản cũng ra đời. Đa số các nhà tư sản phát triển sản xuất nhỏ, chỉ có một số buôn bán lớn và trở thành những nhà tư sản hàng đầu như Bạnh Thái Bưởi. Tầng lớp này nhỏ bé do qúa trình đô thị hóa diễn ra chậm và sự phát triển kinh tế bị chén ép của tư bản Pháp.