Báo cáo nhằm mục đích chia sẻ các số liệu gần đây về sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo tại Việt Nam, phân tích các yếu tố tác động tới vai trò lãnh đạo nữ và đưa ra khuyến nghị để Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nỗ lực của các cơ quan nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Đối tượng đầu tiên là các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thúc đẩy bình đẳng giới và các cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ. Các cơ quan này bao gồm các cơ quan chính phủ như Bộ Nội vụ (MOHA), Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA), Ủy ban Dân tộc (CEMA), Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (VWU).
Báo cáo ra đời tại thời điểm quan trọng đối với Việt Nam. Các Bộ đang trong quá trình xây dựng chương trình cụ thể để tăng tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết sách cao cấp. Các Sở/Vụ đang rà soát thực hiện các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến tỷ lệ đại diện nữ. Các bước đang được tiến hành để tổ chức các khóa học lãnh đạo chiến lược cho phụ nữ. Cần tiếp tục phát huy các cơ hội này. Tuy nhiên, có lý do để quan ngại về sự tham gia và đại diện của phụ nữ. Ở cấp quốc gia, số lượng nữ đại biểu Quốc hội được bầu, cũng như số lượng phụ nữ được bổ nhiệm đứng đầu các Ủy ban của Quốc hội, giảm trong bốn nhiệm kỳ gần đây. Ở cấp địa phương, mặc dù tỷ lệ đại diện nữ tăng nhẹ, chỉ tiêu về tỷ lệ đại diện nữ vẫn chưa được thực hiện. Số phụ nữ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn thấp và không có tín hiệu cho thấy tỷ lệ này tăng theo thời gian. Ở cấp độ hành chính, “rào cản vô hình” dường như ở cấp phó vụ trưởng. Phụ nữ chiếm đa số trong các ngành dân sự, nhưng chủ yếu đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hơn là chỉ đạo và ra quyết sách. Cần có ý chí chính trị thực thi các chương trình hiệu quả, nếu Việt Nam muốn đạt được chỉ tiêu đại diện nữ chiếm 35-40%2 trong Quốc hội và phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ.
Tại sao đây là một quan ngại? Tại sao chúng ta lại lo lắng về việc phụ nữ không nắm giữ vai trò ra quyết sách? Lập luận đầu tiên về sự tham gia và đại diện công bằng của phụ nữ trong tất cả các khu vực từ khía cạnh pháp lý. Phụ nữ chiếm một nửa dân số và do đó, họ có quyền nắm giữ một nửa các vị trí ra quyết sách. Lập luận thứ hai là phụ nữ và nam giới có các kinh nghiệm khác nhau do các đặc điểm xã hội và sinh học. Do đó, phụ nữ cần ở các vị trí có thể phát huy được kinh nghiệm và quan điểm của mình. Lập luận này từ khía cạnh kinh nghiệm. Lý do thứ ba từ cách tiếp cận nhóm lợi ích. Phụ nữ và nam giới có các lợi ích khác nhau và sẽ hiệu quả và hợp pháp hơn khi mỗi nhóm đại diện cho các lợi ích của nhóm mình.
Báo cáo nhằm mục đích chia sẻ các số liệu gần đây về sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo tại Việt Nam, phân tích các yếu tố tác động tới vai trò lãnh đạo nữ và đưa ra khuyến nghị để Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nỗ lực của các cơ quan nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Đối tượng đầu tiên là các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thúc đẩy bình đẳng giới và các cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ. Các cơ quan này bao gồm các cơ quan chính phủ như Bộ Nội vụ (MOHA), Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA), Ủy ban Dân tộc (CEMA), Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (VWU).Báo cáo ra đời tại thời điểm quan trọng đối với Việt Nam. Các Bộ đang trong quá trình xây dựng chương trình cụ thể để tăng tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết sách cao cấp. Các Sở/Vụ đang rà soát thực hiện các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến tỷ lệ đại diện nữ. Các bước đang được tiến hành để tổ chức các khóa học lãnh đạo chiến lược cho phụ nữ. Cần tiếp tục phát huy các cơ hội này. Tuy nhiên, có lý do để quan ngại về sự tham gia và đại diện của phụ nữ. Ở cấp quốc gia, số lượng nữ đại biểu Quốc hội được bầu, cũng như số lượng phụ nữ được bổ nhiệm đứng đầu các Ủy ban của Quốc hội, giảm trong bốn nhiệm kỳ gần đây. Ở cấp địa phương, mặc dù tỷ lệ đại diện nữ tăng nhẹ, chỉ tiêu về tỷ lệ đại diện nữ vẫn chưa được thực hiện. Số phụ nữ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn thấp và không có tín hiệu cho thấy tỷ lệ này tăng theo thời gian. Ở cấp độ hành chính, “rào cản vô hình” dường như ở cấp phó vụ trưởng. Phụ nữ chiếm đa số trong các ngành dân sự, nhưng chủ yếu đảm nhiệm vai trò hỗ trợ hơn là chỉ đạo và ra quyết sách. Cần có ý chí chính trị thực thi các chương trình hiệu quả, nếu Việt Nam muốn đạt được chỉ tiêu đại diện nữ chiếm 35-40%2 trong Quốc hội và phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ. Tại sao đây là một quan ngại? Tại sao chúng ta lại lo lắng về việc phụ nữ không nắm giữ vai trò ra quyết sách? Lập luận đầu tiên về sự tham gia và đại diện công bằng của phụ nữ trong tất cả các khu vực từ khía cạnh pháp lý. Phụ nữ chiếm một nửa dân số và do đó, họ có quyền nắm giữ một nửa các vị trí ra quyết sách. Lập luận thứ hai là phụ nữ và nam giới có các kinh nghiệm khác nhau do các đặc điểm xã hội và sinh học. Do đó, phụ nữ cần ở các vị trí có thể phát huy được kinh nghiệm và quan điểm của mình. Lập luận này từ khía cạnh kinh nghiệm. Lý do thứ ba từ cách tiếp cận nhóm lợi ích. Phụ nữ và nam giới có các lợi ích khác nhau và sẽ hiệu quả và hợp pháp hơn khi mỗi nhóm đại diện cho các lợi ích của nhóm mình.
การแปล กรุณารอสักครู่..