Phóng viên: Thưa TS Bạch Vân, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 36, Hội liên lạc với
người Việt Nam ở nước ngoài thành phố HCM đã tranh thủ nguồn lực của cộng đồng
kiều bào như thế nào trong việc đẩy mạnh hợp tác phục vụ phát triển kinh tế – xã hội?
TS Lương Thị Bạch Vân: Tôi nghĩ là thế mạnh của Hội liên lạc với người Việt Nam ở
nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh là đã xây dựng được một mạng lưới khắp trên địa
bàn thành phố. Ngay cả các Hội ở các tỉnh lân cận cũng thường xuyên đến Hội liên lạc
với người Việt Nam ở nước ngoài thành phố để trao đổi kinh nghiệm. Tôi thấy rằng hầu
hết kiều bào khi về nước, ai cũng có mong muốn đóng góp cho đất nước. Như GS
Huỳnh Hữu Tuệ đóng góp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Có những người đóng góp
trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Những kiều bào lớn tuổi thì thuần túy đều muốn về quê
nhà. Còn thế hệ trẻ nghĩ rằng Việt Nam đang kỳ hội nhập ASEAN, hội nhập quốc nên
yêu cầu một nguồn nhân lực rất cao. Chính các kiều bào đã từng sống lâu năm ở các
nước công nghiệp phát triển có nhiều kiến thức, mối quan hệ với nước sở tại. Nếu phát
huy được tiềm lực này thì đây chính là nguồn nội lực của đất nước. Chúng tôi cảm thấy
tự hào ngay khi triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, chúng tôi rất mừng là được
UBND thành phố tạo điều kiện thành lập Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
thành phố nằm trong hệ thống các ban liên lạc. Ở Việt Nam, tỉnh, thành nào có đông
người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài thì đều có Hội liên lạc với người Việt Nam ở
nước ngoài. Do đó, chính hệ thống này đã giúp cho trong nước và ngoài nước xích lại
gần nhau hơn. Mặt khác, kiều bào đa phần thiếu thông tin. Nên, ngay khi bà con kiều
bào về đến quê hương, địa phương đã giới thiệu cho kiều bào những cơ hội đầu tư kinh
doanh. Các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu cũng cần đến những trí thức
kiều bào. Ví dụ như bác sĩ Dương Quang Trung ở thành phố Hồ Chí Minh là người đã
đào tạo rất nhiều bác sĩ đồng thời đưa nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế ra
nước ngoài đào tạo. Tôi nghĩ rằng, cho đến bây giờ chưa ai thống kê được một cách
toàn diện những đóng góp của kiều bào ở nước ngoài. Những năm gần đây Việt Nam
phát triển rất nhanh. Trong sự phát triển ấy, kiều bào chính là cánh tay nối dài của trong
nước về mặt kinh nghiệm, kiến thức, đầu tư kinh doanh đồng thời còn là hậu thuẫn chính
trị rất lớn. Nghị quyết 36 đã đáp ứng được phần nào mong muốn của đất nước đối với
kiều bào. Tuy nhiên, Nghị quyết 36 vẫn chưa phát huy hết được các giá trị nội dung bên
trong. Bản thân tôi là người làm việc trong lĩnh vực này trong một thời gian dài. Tôi thấy
cũng còn nhiều bức xúc. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi. Vì định kỳ, chúng tôi
cũng được trao đổi ý kiến qua các buổi tổng kết. Chúng tôi có điều kiện để kiến nghị cho
MTTQ Việt Nam những vấn đề mà bà con kiều bào quan tâm để từ đó giải tỏa bức xúc,
tháo gỡ khó khăn cho kiều bào