Kinh Thi là một bộ sách tập hợp rất nhiều những câu ca dao cổ của Trung Hoa. Giai thoại của những câu ca dao này được kể lại bắt đầu từ sự kiện năm năm đi tuần thú một lần của Thiên Tử và sau đó các nhạc quan (chức quan phụ trách việc đi nhặt ca dao trong dân gian) phải dâng hiến ca dao để xem lịch sử, phong tục và phản ứng của nhân dân với triều đình. Trong Thi tập truyện, Chu Hy cũng luận về Quốc phong rằng: “Quốc giả, chư hầu sở phong chi vực, nhi phong giả, dân tục ca dao chi thi dã. Vị chi phong giả, dĩ kì bị thượng chi hóa dĩ hữu ngôn, nhi kỳ hựu túc dĩ cảm nhân, như vật nhân phong chi động dĩ hữu thanh, nhi kỳ thanh tựu túc dĩ động vật dã. Thị dĩ chư hầu thái chi dĩ cống ư Thiên tử, Thiên tử thụ chi nhi liệt ư nhạc quan, ư dĩ khảo kỳ tục thượng chi mỹ ác, nhi tri kỳ chính trị chi đắc thất yên” (nghĩa là: Quốc là chỉ lĩnh vực phong cho chư hầu, phong là gọi chung các bài thi ca trong dân gian. Gọi rằng phong là chỉ lời dân phát ra bởi chịu sự cảm hóa của người trên, mà lời ấy lại đủ để cảm người, như vật nhân có gió mà động và phát ra tiếng, rồi tiếng ấy trở lại làm rung động vật. Bởi thế nên chư hầu nhặt những thi ca ấy để hiến Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy đó để xét phong tục tốt xấu, biết việc chính trị nên hư) .
Điều trên cho thấy, những bài ca dao trong Kinh Thi được các nhạc quan ở Trung Quốc ngày xưa sưu tập trước đời Khổng Tử. Có lẽ, lúc trước nhan đề của sách là Thi chứ không có chữ Kinh, sau đó người ta thêm chữ Kinh vào vì họ cho rằng bộ sách này là do Khổng Tử san định. Và vấn đề Khổng Tử có thật sự là đã san định Kinh Thi hay không vẫn còn là vấn đề còn gây tranh cãi.
Ý kiến thứ nhất cho rằng Khổng Tử có san định Kinh Thi. Phần lớn những người theo ý kiến này thường dựa vào các bằng chứng in trong thiên Khổng Tử thế gia trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Cổ giả Thi tam thiên dư thiên, cập chí Khổng Tử, khứ kỳ trùng, thủ khả thi ư lễ nghĩa, thượng thái Tiết, Hậu Tắc, trung thuật Ân Chu chi thịnh, chí Ư Lệ chi khuyết…tam bách ngũ thiên” (nghĩa là: Ngày xưa, Thi có hơn ba ngàn thiên, Khổng Tử san khứ phần trùng phúc, chỉ lấy những thiên hợp với lễ nghĩa, trước nhặt các bài từ đời Tiết, Hậu Tắc, kế đến các bài thuật sự hưng thịnh đời Ân Chu, sau là các bài nói về sự khuyết điểm của U Vương và Lệ Vương…gom có ba trăm lẻ năm thiên) , thiên Văn nghệ chí trong Hán thư: “Khổng Tử thuần thủ Chu thi, thượng thái Ân, hạ thủ Lỗ, phàm tam bách ngũ thiên” (nghĩa là: Khổng Tử chọn lấy thi ca đời Chu, từ những bài của nước Ân đến những bài của nước Lỗ, phàm ba trăm lẻ năm thiên) hay Kinh Điển thích văn của Lục Đức Minh cũng có ghi lại nội dung tương tự như trên…Người ta dựa vào các thuyết in trong các tài liệu này để khẳng định Khổng Tử đã từng nghiên cứu âm nhạc, đem thi ca phổ thành nhạc khúc và sau này cũng đã san định lại Kinh Thi.
Bên cạnh đó, vẫn còn có ý kiến trái ngược. Một số người vẫn còn hoài nghi về việc san định Kinh Thi của Khổng Tử bởi chính ông cũng không hề nhắc đến việc này. Tiêu biểu cho ý kiến thứ hai là các học giả: Khổng Dĩnh Đạt, Trịnh Tiều, Chu Hy, Chu Di Tôn, Thôi Thuật…Họ cho rằng, nếu Thi có hơn ba ngàn thiên, nhưng Khổng Tử chỉ chọn lấy ba trăm lẻ năm thiên, tức là bỏ đi gần chín phần mười thì khác nào Khổng Tử đã đánh mất những tinh túy, tự tay phá hủy cả một kho tàng văn học phong phú của thời cổ vậy. Mặt khác, Sử ký của Tư Mã Thiên tuy có nói đến việc Khổng Tử san định Kinh Thi nhưng đồng thời cũng cho ta biết rằng: Trong thời Khổng Tử, thi ca xưa bị tàn khuyết nhiều .
Như vậy, tổng hợp cả hai ý kiến trên, ta có thể kết luận: Các bài thi ca xưa đến thời Khổng Tử đã bị mất mát với một số lượng khá lớn, khi tổng hợp lại thì chỉ còn độ hơn ba trăm thiên. Nếu Khổng Tử có san định Kinh Thi thì cũng chỉ loại bỏ bớt những câu, những chữ rườm rà, tối nghĩa chứ không phải bỏ hết chín phần mười, chỉ chọn lấy một phần mười như Tư Mã Thiên trong Sử ký đã nói
Kinh Thi là một bộ sách tập hợp rất nhiều những câu ca dao cổ của Trung Hoa. Giai thoại của những câu ca dao này được kể lại bắt đầu từ sự kiện năm năm đi tuần thú một lần của Thiên Tử và sau đó các nhạc quan (chức quan phụ trách việc đi nhặt ca dao trong dân gian) phải dâng hiến ca dao để xem lịch sử, phong tục và phản ứng của nhân dân với triều đình. Trong Thi tập truyện, Chu Hy cũng luận về Quốc phong rằng: “Quốc giả, chư hầu sở phong chi vực, nhi phong giả, dân tục ca dao chi thi dã. Vị chi phong giả, dĩ kì bị thượng chi hóa dĩ hữu ngôn, nhi kỳ hựu túc dĩ cảm nhân, như vật nhân phong chi động dĩ hữu thanh, nhi kỳ thanh tựu túc dĩ động vật dã. Thị dĩ chư hầu thái chi dĩ cống ư Thiên tử, Thiên tử thụ chi nhi liệt ư nhạc quan, ư dĩ khảo kỳ tục thượng chi mỹ ác, nhi tri kỳ chính trị chi đắc thất yên” (nghĩa là: Quốc là chỉ lĩnh vực phong cho chư hầu, phong là gọi chung các bài thi ca trong dân gian. Gọi rằng phong là chỉ lời dân phát ra bởi chịu sự cảm hóa của người trên, mà lời ấy lại đủ để cảm người, như vật nhân có gió mà động và phát ra tiếng, rồi tiếng ấy trở lại làm rung động vật. Bởi thế nên chư hầu nhặt những thi ca ấy để hiến Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy đó để xét phong tục tốt xấu, biết việc chính trị nên hư) .
Điều trên cho thấy, những bài ca dao trong Kinh Thi được các nhạc quan ở Trung Quốc ngày xưa sưu tập trước đời Khổng Tử. Có lẽ, lúc trước nhan đề của sách là Thi chứ không có chữ Kinh, sau đó người ta thêm chữ Kinh vào vì họ cho rằng bộ sách này là do Khổng Tử san định. Và vấn đề Khổng Tử có thật sự là đã san định Kinh Thi hay không vẫn còn là vấn đề còn gây tranh cãi.
Ý kiến thứ nhất cho rằng Khổng Tử có san định Kinh Thi. Phần lớn những người theo ý kiến này thường dựa vào các bằng chứng in trong thiên Khổng Tử thế gia trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Cổ giả Thi tam thiên dư thiên, cập chí Khổng Tử, khứ kỳ trùng, thủ khả thi ư lễ nghĩa, thượng thái Tiết, Hậu Tắc, trung thuật Ân Chu chi thịnh, chí Ư Lệ chi khuyết…tam bách ngũ thiên” (nghĩa là: Ngày xưa, Thi có hơn ba ngàn thiên, Khổng Tử san khứ phần trùng phúc, chỉ lấy những thiên hợp với lễ nghĩa, trước nhặt các bài từ đời Tiết, Hậu Tắc, kế đến các bài thuật sự hưng thịnh đời Ân Chu, sau là các bài nói về sự khuyết điểm của U Vương và Lệ Vương…gom có ba trăm lẻ năm thiên) , thiên Văn nghệ chí trong Hán thư: “Khổng Tử thuần thủ Chu thi, thượng thái Ân, hạ thủ Lỗ, phàm tam bách ngũ thiên” (nghĩa là: Khổng Tử chọn lấy thi ca đời Chu, từ những bài của nước Ân đến những bài của nước Lỗ, phàm ba trăm lẻ năm thiên) hay Kinh Điển thích văn của Lục Đức Minh cũng có ghi lại nội dung tương tự như trên…Người ta dựa vào các thuyết in trong các tài liệu này để khẳng định Khổng Tử đã từng nghiên cứu âm nhạc, đem thi ca phổ thành nhạc khúc và sau này cũng đã san định lại Kinh Thi.
Bên cạnh đó, vẫn còn có ý kiến trái ngược. Một số người vẫn còn hoài nghi về việc san định Kinh Thi của Khổng Tử bởi chính ông cũng không hề nhắc đến việc này. Tiêu biểu cho ý kiến thứ hai là các học giả: Khổng Dĩnh Đạt, Trịnh Tiều, Chu Hy, Chu Di Tôn, Thôi Thuật…Họ cho rằng, nếu Thi có hơn ba ngàn thiên, nhưng Khổng Tử chỉ chọn lấy ba trăm lẻ năm thiên, tức là bỏ đi gần chín phần mười thì khác nào Khổng Tử đã đánh mất những tinh túy, tự tay phá hủy cả một kho tàng văn học phong phú của thời cổ vậy. Mặt khác, Sử ký của Tư Mã Thiên tuy có nói đến việc Khổng Tử san định Kinh Thi nhưng đồng thời cũng cho ta biết rằng: Trong thời Khổng Tử, thi ca xưa bị tàn khuyết nhiều .
Như vậy, tổng hợp cả hai ý kiến trên, ta có thể kết luận: Các bài thi ca xưa đến thời Khổng Tử đã bị mất mát với một số lượng khá lớn, khi tổng hợp lại thì chỉ còn độ hơn ba trăm thiên. Nếu Khổng Tử có san định Kinh Thi thì cũng chỉ loại bỏ bớt những câu, những chữ rườm rà, tối nghĩa chứ không phải bỏ hết chín phần mười, chỉ chọn lấy một phần mười như Tư Mã Thiên trong Sử ký đã nói
การแปล กรุณารอสักครู่..