Phần lớn người Thái Lan theo đạo Phât, hôn lễn của họ được chia ra làm 2 phần: nghi thức của Phật giáo và nghi thức truyền thống.
Hôn lễ trong phong tục của người Thái Lan
Trước khi các nhà sư không tham dự lễ cưới vì họ thường được mời đến các đám tang, việc các nhà sư xuất hiện tại đám cưới bị coi là 1 điềm xấu. Nếu đôi uyên ương muốn được xin ban phước lành thì họ sẽ đến chùa vào trước hoặc sau đám cưới của họ nhưng thường họ sẽ đến chùa vào trước đám cưới để hỏi về tử vi chọn ngày cưới sao cho đẹp nhất.
Trong phần nghi lễ Phật giáo, đôi uyên ướng sẽ cùng nhua lễ đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm rồi sẽ đến lễ các vị Phật khác, đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng nhau tụng 2 bộ kinh của Thái Lan là Tam bảo và Ngũ giới, cuối cùng đôi uyên ương sẽ đốt hương và nến lên bàn thờ. Đôi uyên ương sẽ được đặt lên đầu 1 vòng dây hoặc chỉ đôi với ý nối cuộc đời họ lại với nhau. Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn lên cho các nhà sư, lễ tiền cũng được diễn ra tại thời điểm này.
Nghi lễ cưới hỏi của người Thái Lan
Nghi lễ cưới hỏi của người Thái Lan
Các nhà sư sẽ mang điềm lành và phúc đức cho đôi vợ chồng trẻ bằng cách tụng Kinh bằng tiếng Pali . Một sợi chỉ được nối với sư cả hoặc với một bình nước với ý niệm điềm lành sẽ được truyền qua sợi chỉ hoặc bình nước để đến với đôi vợ chồng trẻ. Nghi lễ ban phước lành của văn hóa Thái Lan sẽ bằng nước và bằng nến sáp nhỏ giọt sẽ được thực hiện trước mặt của tượng Phật. Dấu trên trán chú rẻ được tạo nên bởi ngón cái của nhà sư còn trên trán cô dâu là được tạo bởi mẩu nến do phong tục của Thái Lan là các nhà sư Thái Lan không được chạm vào phụ nữ.
Cuối cùng, sư cả sẽ chúc phúc và dặn dò đôi uyên ương, lúc này cũng là lúc đôi uyên ương có thể dâng thức ăn lên các nhà sư . Như vậy là kết thúc nghi lễ Phật giáo.
Nghi lễ truyền thống: Sin Sodt tức là tằng hồi môm. Chú rể sẽ trả 1 khoản tiền cho nhà gái, coi như để đền bù công nuôi dạy cô dâu đồng thời cũng là để nhà trai chứng minh tài chính. Khoản tiền thường sẽ lại đưa lại cho cô dâu chú rẻ sau ngày cưới.
Nghi lễ tôn giáo của những người theo Hồi Giáo thi lại khác. Giáo chủ, chú rể, cha của cô dâu cùng những người đàn ông khác sẽ ngồi thành một vòng tròn suốt buổi lễ. Còn những người phụ nữ (kể cả cô dâu) chỉ ngồi trong một phòng riêng, họ sẽ không tham gia trực tiếp vào buổi lễ này.