Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (10/12/2015)
Hầu hết mọi người thường coi rằng việc phụ nữ và trẻ em gái bị lạm dụng tình dục là điều bình thường và họ không bao giờ đặt câu hỏi về vấn đề này vì những chuẩn mực văn hóa tại nhiều nơi cho rằng phụ nữ có vị trí thấp kém hơn nam giới. Ví dụ, ở Việt Nam có một câu nói "Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu".
Đó là nhận xét của bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại đối thoại Chính sách về Thực trạng và Giải pháp Phòng ngừa và Ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra mới đây.
Bà Ritsu Nacken cho biết, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Theo Điều tra Quốc gia về Bạo lực Gia đình được tiến hành năm 2010 tại Việt Nam, 58% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần từ người thân tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ; 87% cho biết họ đã bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 10% cho biết họ đã bị bạn tình của họ cưỡng ép tình dục. Bên cạnh đó, 30% người làm nghề mại dâm cho biết họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục và 22% đã bị ép buộc tình dục.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong số các nạn nhân bị bạo lực tình dục có đến 87% nạn nhân bạo lực gia đình đã không tìm kiếm sự giúp đỡ nào vì thiếu các dịch vụ hỗ trợ mà họ có thể tiếp cận. Nhiều người quá sợ hãi bị kỳ thị và phân biệt nên họ đã không cho ai biết họ là nạn nhân của bạo lực tình dục.
Chủ đề bạo lực tình dục thường được coi là quá nhạy cảm để thảo luận công khai vì còn quá nhiều định kiến đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục. Nạn nhân của bạo lực tình dục thường bị chỉ trích và bị kỳ thị khi họ được phát hiện, do đó, họ thường giữ im lặng.
Và hầu hết mọi người cho rằng bạo lực tình dục chỉ xảy ra bên ngoài gia đình và được gây ra bởi những người xa lạ, trong khi trên thực tế điều này không phải luôn luôn đúng. Nhiều phụ nữ không an toàn ngay trong ngôi nhà của mình. Họ bị chồng cưỡng hiếp hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, họ thường quá sợ hãi và không dám nói ra.
Bà Ritsu Nacken kêu gọi, đã đến lúc phải hành động để chấm dứt sự im lặng xung quanh bạo lực tình dục.
Quyền Trưởng Đại diện UNFPA cũng nhấn mạnh một số kiến nghị để giải quyết vấn đề bạo lực tình dục từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Trước hết, cần thiết lập các dịch vụ hỗ trợ chất lượng bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, an toàn, trợ giúp pháp lý, hệ thống chuyển tuyến và phải đảm bảo các dịch vụ này có thể dễ dàng tiếp cận được đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục. Để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả, cần có một cách tiếp cận phối hợp đa ngành. Ví dụ, nếu một nạn nhân bạo lực tình dục cần tìm kiếm sự giúp đỡ thì một sĩ quan cảnh sát, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ý tế hay một cán bộ xã hội, hoặc bất cứ ai liên quan, phải biết các lựa chọn và các dịch vụ khác nhau mà các nạn nhân có thể tiếp cận được. Họ cũng cần phải được huấn luyện để đối phó với những hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những ảnh hưởng tâm lý của bạo lực mà các nạn nhân có thể đang phải đối mặt. Cần có phối hợp liên ngành để giảm thiểu các tác động có hại và ngăn chặn những tổn thương, chấn thương và thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra.
Thứ hai, cần thay đổi suy nghĩ và thái độ của người dân về bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tình dục, bao gồm quấy rối tình dục. Nam giới cần phải nhận ra rằng phụ nữ có quyền được bình đẳng như nam giới, và nam giới cần tôn trọng quyền của phụ nữ được an toàn trong bất kỳ môi trường nào: tại nhà, tại nơi làm việc hoặc ở những nơi công cộng. Vì trong nhiều trường hợp, nam giới thường là người ra quyết định trong xã hội và trong gia đình, chính nam giới sẽ là đối tác và tác nhân tạo ra sự thay đổi để ngăn chặn bạo lực giới. Những hình mẫu nam giới tích cực cần được xác định và khuyến khích để khởi xướng và thúc đẩy những thay đổi tốt đẹp trong xã hội.
Thứ ba, cần có số liệu thống kê toàn diện cấp quốc gia về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta chưa có cơ sở số liệu khi nói đến bạo lực tình dục. Nguồn số liệu phải có chất lượng đáng tin cậy để đảm bảo rằng các can thiệp về chương trình và phát triển chính sách được dựa trên những minh chứng.
Cuối cùng, cần có những cải tiến trong hệ thống pháp luật hiện hành cũng như quá trình thực thi hệ thống pháp luật đó để đưa những vụ bạo lực tình dục ra ánh sáng công lý. Điều này là phù hợp với các khuyến nghị mới đây của Ủy ban về Xóa bỏ Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng các hình phạt đối với các hình thức bạo lực phụ nữ.
“UNFPA đã luôn luôn nhất quán trong các nỗ lực vận động rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm nhân quyền và rằng chấm dứt bạo lực giới là một ưu tiên trong ngành y tế công cộng. UNFPA cùng với các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác tại Việt Nam cam kết
Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (10/12/2015)Hầu hết mọi người thường coi rằng việc phụ nữ và trẻ em gái bị lạm dụng tình dục là điều bình thường và họ không bao giờ đặt câu hỏi về vấn đề này vì những chuẩn mực văn hóa tại nhiều nơi cho rằng phụ nữ có vị trí thấp kém hơn nam giới. Ví dụ, ở Việt Nam có một câu nói "Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu".Đó là nhận xét của bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại đối thoại Chính sách về Thực trạng và Giải pháp Phòng ngừa và Ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra mới đây.Bà Ritsu Nacken cho biết, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Theo Điều tra Quốc gia về Bạo lực Gia đình được tiến hành năm 2010 tại Việt Nam, 58% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần từ người thân tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ; 87% cho biết họ đã bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 10% cho biết họ đã bị bạn tình của họ cưỡng ép tình dục. Bên cạnh đó, 30% người làm nghề mại dâm cho biết họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục và 22% đã bị ép buộc tình dục. Ảnh minh họa Tuy nhiên, trong số các nạn nhân bị bạo lực tình dục có đến 87% nạn nhân bạo lực gia đình đã không tìm kiếm sự giúp đỡ nào vì thiếu các dịch vụ hỗ trợ mà họ có thể tiếp cận. Nhiều người quá sợ hãi bị kỳ thị và phân biệt nên họ đã không cho ai biết họ là nạn nhân của bạo lực tình dục.Chủ đề bạo lực tình dục thường được coi là quá nhạy cảm để thảo luận công khai vì còn quá nhiều định kiến đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục. Nạn nhân của bạo lực tình dục thường bị chỉ trích và bị kỳ thị khi họ được phát hiện, do đó, họ thường giữ im lặng.Và hầu hết mọi người cho rằng bạo lực tình dục chỉ xảy ra bên ngoài gia đình và được gây ra bởi những người xa lạ, trong khi trên thực tế điều này không phải luôn luôn đúng. Nhiều phụ nữ không an toàn ngay trong ngôi nhà của mình. Họ bị chồng cưỡng hiếp hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, họ thường quá sợ hãi và không dám nói ra.Bà Ritsu Nacken kêu gọi, đã đến lúc phải hành động để chấm dứt sự im lặng xung quanh bạo lực tình dục.Quyền Trưởng Đại diện UNFPA cũng nhấn mạnh một số kiến nghị để giải quyết vấn đề bạo lực tình dục từ nhiều khía cạnh khác nhau.Trước hết, cần thiết lập các dịch vụ hỗ trợ chất lượng bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, an toàn, trợ giúp pháp lý, hệ thống chuyển tuyến và phải đảm bảo các dịch vụ này có thể dễ dàng tiếp cận được đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục. Để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả, cần có một cách tiếp cận phối hợp đa ngành. Ví dụ, nếu một nạn nhân bạo lực tình dục cần tìm kiếm sự giúp đỡ thì một sĩ quan cảnh sát, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ý tế hay một cán bộ xã hội, hoặc bất cứ ai liên quan, phải biết các lựa chọn và các dịch vụ khác nhau mà các nạn nhân có thể tiếp cận được. Họ cũng cần phải được huấn luyện để đối phó với những hoàn cảnh khó khăn, bao gồm cả những ảnh hưởng tâm lý của bạo lực mà các nạn nhân có thể đang phải đối mặt. Cần có phối hợp liên ngành để giảm thiểu các tác động có hại và ngăn chặn những tổn thương, chấn thương và thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra.Thứ hai, cần thay đổi suy nghĩ và thái độ của người dân về bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tình dục, bao gồm quấy rối tình dục. Nam giới cần phải nhận ra rằng phụ nữ có quyền được bình đẳng như nam giới, và nam giới cần tôn trọng quyền của phụ nữ được an toàn trong bất kỳ môi trường nào: tại nhà, tại nơi làm việc hoặc ở những nơi công cộng. Vì trong nhiều trường hợp, nam giới thường là người ra quyết định trong xã hội và trong gia đình, chính nam giới sẽ là đối tác và tác nhân tạo ra sự thay đổi để ngăn chặn bạo lực giới. Những hình mẫu nam giới tích cực cần được xác định và khuyến khích để khởi xướng và thúc đẩy những thay đổi tốt đẹp trong xã hội.Thứ ba, cần có số liệu thống kê toàn diện cấp quốc gia về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta chưa có cơ sở số liệu khi nói đến bạo lực tình dục. Nguồn số liệu phải có chất lượng đáng tin cậy để đảm bảo rằng các can thiệp về chương trình và phát triển chính sách được dựa trên những minh chứng.Cuối cùng, cần có những cải tiến trong hệ thống pháp luật hiện hành cũng như quá trình thực thi hệ thống pháp luật đó để đưa những vụ bạo lực tình dục ra ánh sáng công lý. Điều này là phù hợp với các khuyến nghị mới đây của Ủy ban về Xóa bỏ Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng các hình phạt đối với các hình thức bạo lực phụ nữ.
“UNFPA đã luôn luôn nhất quán trong các nỗ lực vận động rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm nhân quyền và rằng chấm dứt bạo lực giới là một ưu tiên trong ngành y tế công cộng. UNFPA cùng với các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác tại Việt Nam cam kết
การแปล กรุณารอสักครู่..