Gia đình Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp phương Đông , gia đình từ xưa đến nay có vai trò hết sức quan trọng. Người Việt Nam rất coi trọng việc kết hôn chính thức của đôi nam nữ (có đăng ký kết hôn tại chính quền địa phương và làm đám cưới theo phong tục truyền thống). Những đôi nam nữ tự nguyện chung sống với nhau mà không kết hôn (gọi là “sống thử”) thường bị bố mẹ, họ hàng, xã hội chê trách.
Gia đình Việt Nam hiện nay có hai loại. Loại thứ nhất là gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống (phổ biến nhất là 3 thế hệ : ông bà, bố mẹ, con cái). Loại thứ hai là gia đình hạt nhân có hai thế hệ : bố mẹ và con cái (chưa lập gia đình). Hiện nay gia đình hạt nhân có hai thế hệ chiếm khoảng 70%, gia đình nhiều thế hệ là 30% tùy địa phương. Sở dĩ gia đình hạt nhân hai thế hệ phát triển mạnh là do cặp vợ chồng trẻ muốn sống tự do, nhất là người vợ. Tuy nhiên , ở các gia đình ba thế hệ , cuộc sống cũng ổn định vì ông bà thường giúp các con làm việc nhà, chăm sóc trẻ nhỏ. Ở Việt Nam có truyền thống các con chăm sóc bố mẹ, khi bố mẹ già, nếu không ở cùng bố mẹ thì cũng ở gần họ để đến thăm và giúp đỡ thường xuyên. Vì thế, ở Việt Nam số người già sống cô đơn trong các viện dưỡng lão không nhều.
Đối với người Việt Nam, việc lập gia đình và sinh con cực kì quan trọng. Khi hai vợ chồng có con thì quan hệ chặt hơn, họ cảm thấy hạnh phúc hơn nhưng cũng nhiều trách nhiệm hơn. Vì thế nếu hai vợ chồng không thể có con thì họ hoặc là nuôi con, hoặc là ly hôn để kết hôn lần hai và sinh con. Ngày xưa các gia đình thường có nhiều con vì muốn có nhiều người làm việc, để gia đình trở nên giàu có. Ngày nay, nhà nước Việt Nam khuyến khích giảm tỉ lệ sinh đẻ, mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con. Tuy nhiên, chính sách này chỉ được áp dụng tốt ở các thành phố, còn ở nông thôn, người ta vẫn sinh nhiều con. Hơn nữa, xã hội việt Nam là xã hội phụ hệ, nên người rất thích có con trai. Vì thế nhiều gia đình nông thôn sinh liên tiếp năm hoặc sáu con gái trước khi sinh một con trai. Còn ở thành phố, nhiều gia đình chỉ có một hoặc hai con gái, nhưng họ không muốn sinh thêm nữa. Mặc dù vậy, hầu hết đàn ông Việt Nam mong ước có con trai.
Xích lô Hà Nội
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà nhiều hoạ sĩ Thủ đô, khi vẽ thành phố cổ Hà Nội, thường vẽ vào đó một vài chiếc xích lô như một cách trang trí, làm đẹp cho tác phẩm của mình.
Năm 1885, ở Hà Nội bắt đầu có những chiếc xw kéo bằng tay, có thùng xe để ngồi, người kéo xe cầm hai càng xe vừa đi vừa chạy . Khác đi xe chủ yếu là những người giàu sang thuộc giới thượng lưu.
Năm 1938, một người Pháp đã cải tiến chiếc xe này thành một chiếc xe có ba bánh và đặt tên là xích lô. Từ đó , xích lô trở thành một phương tiện phổ biến, một phần của đường phố Hà Nội . Xích lô là một phương tiện gắn bó với từng giai đoạn của đời sống kinh tế - xã hội Hà Nội. Một thời gian dài, trên phố Hà Nội chỉ có xe đạp và xích lô , và cũng một thời gian dài, người ta không dám ngồi xích lô vì sợ ngưoif khác nghĩ rằng mình đang bắt người khác hầu hạ. Đến thời gian kỳ đổi mới, số lượng xe máy và ô tô ở Hà Nội tăng lên hàng ngày. Tính đến giữa năm 2000, ở Hà Nội , cứ 1000 người dân thì có 230 ô tô, 585 xe máy và xích lô chỉ được phép đi trên một số đường nhất định . Nhưng có phải vì thế mà vai trò của xích lô bị hạ thấp. vào thời điểm số lượng xích lô lớn nhất, cả Hà Nội có trên 4000 cái. Còn từ thời kỳ đổi mới, xích lô chia thành hai loại : loại sang trọng để chở khách du lịch và loại bình dân để chở dân thường và hàng hoá. Loại thứ nhất trông rất đẹp, có ghế đệm, mui xe màu đỏ có tua vàng gọi là xích lô lòng vàng. Loại thứ hai chỉ có đệm mút bọc da thay cho chiếc chiều cói trước kia. Trên thùng xe , khách đi xe có thể ngồi một cách thoải mái và tự do ngắm cảm đường phố mà không bi ai che trước mặt. Còn người đạp xích lô ở phía sau thì nhiều khi có thể trở thành một hướng đẫn viên du lịch tuyệt vời.
Hiện nay , xích lô vẫn hữu dụng với người bình dân Hà Nội . Những ngõ nhỏ vẫn cần đến chiếc xích lô bên cạnh những phương tiện hện đại khác. Xích lô hiện nay được làm đẹp hơn, được quy định hoạt động theo tuyến đường và thời gian hợp lý.
So với những loại phương tiện khác , xích lô có vẻ giản di, thô sơ, nhưng nó lại là phương tiện không thiếu được trong đời sống của người Hà Nội.