Về món ăn:
- Mắm Nam Bộ nổi tiếng ở khắp nơi, đối với người Việt thì nó có vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp một lượng lớn đạm động vật cho bữa ăn hằng ngày của người lao động. Mắm Nam Bộ được sử dụng dưới nhiều hình thức chế biến và mang mùi vị đặc trưng, có thể chế biến thành các món mắm kho quẹt, mắm chiên, mắm chưng, mắm nấu, mắm kho, lẩu mắm,... Mắm còn có thể ăn sống và thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau như: đọt xoài, bông súng, bông điên điển, bông lục bình,.....
- Món canh chua không biết đã có từ bao giờ và đã được khởi nguồn từ đâu. Có nhiều người cho rằng đây là món ăn bị ảnh hưởng từ ẩm thực của các dân tộc khác đang sinh sống tại Nam bộ như: Khmer, Chăm. Và cho dù được xuất phát từ đâu, ảnh hưởng từ dân tộc nào đi nữa thì món canh chua Nam bộ cũng rất đặc trưng và khác biệt so với canh chua được các vùng miền khác nấu. Có thể do đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên người dân Nam bộ đã tạo ra được món ăn mang phong cách ẩm thực riêng của mình, bởi món canh chua Nam bộ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cá, tôm, các loại rau dân dã của vùng đất Nam bộ, vị đặc trưng của món canh chua chắc chắn là vị chua, nhưng không thể thiếu vị ngọt của đường và vị mặn của nước mắm Phú Quốc.
Vị chua của canh chua Nam bộ thường được tạo ra từ me (lá me, trái me hay me vắt), trái bần, trái khế, chùm ruột, xoài, trái giác, trái chanh hay cơm mẻ, giấm, hoặc có thể từ ổ kiến vàng, ...... Tùy từng mùa, từng địa phương mà các nguyên liệu nấu canh chua có thể thay đổi như: cá lóc, cá trê, lươn, cá bông lau, cá tra, cá hú, cá cóc, cá dưa, cá vồ, cá ngác, cá rô, cá linh, cá chốt,....Các loại rau được nấu kèm với canh chua như: bông súng, bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, mái dầm, tai tượng, lục bình, rau đắng, rau mác, rau nhút, rau cần ống, rau muống hay khóm, cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá. Tuy nhiên, món canh chua của người Nam bộ thường thì mùa nào sẽ nấu với nguyên liệu ấy, đến mùa nước nổi, canh chua được nấu với các loại bông điên điển, lục bình, bông súng, cá linh (loại đầu mùa) bởi cá chưa lớn nên xương mềm bụng mỡ ăn rất béo.
- Cá kho tộ, thịt kho tàu: Kho tộ tức là kho trong cái tô lớn, hoặc trong nồi bằng đất nung. Trong quá trình Nam tiến, người dân đã mang theo văn hóa bản địa của nơi mình sinh sống vào Nam, trong đó có việc kho cá bằng tô. Món thịt kho tàu thì có nhiều ý kiến cho rằng nó xuất phát từ Trung Hoa. Thực tế Trung Hoa cũng có món thịt ba chỉ kho với xì dầu không giống món thịt kho tàu của Việt Nam. Có người lại cho rằng món thịt kho tàu là của các cư dân gốc Ngũ Quảng đi tàu đánh cá dài ngày, họ kho những nồi thịt sẵn để ăn dần trên tàu. Món ăn có tên thịt kho được ăn trên tàu hay thịt kho tàu là từ đó. Thịt kho tàu thì thường được cắt thật to, tẩm ướp gia vị và được kho với nước dừa tươi, rồi nấu cho mềm rục. Món ăn này thường ăn với cơm trắng, có dưa cải chua hay dưa giá đỗ ăn kèm thì rất tuyệt.
- Ngoài ra, các món gỏi và món trộn cũng được sử dụng nhiều ở vùng đất này. Đây là món ăn dùng những nguyên liệu sống hoặc chỉ luộc chín rồi trộn với gia vị, sao cho có vị chua chua ngọt ngọt là được. Các món gỏi của miền Nam rất phong phú, thường là trộn với tôm, thịt, tai heo như món gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bồn bồn, gỏi củ hủ dừa, gỏi vịt với rau rém, gỏi xoài khô cá lóc, gỏi đu đủ,.. Củ hủ dừa là phần non nhất trong cây dừa, khi lấy củ hủ xem như phải chặt bỏ cây dừa, vì vậy món gỏi củ hủ dừa cũng được coi là món ăn độc đáo của vùng đất Nam bộ. Vùng Bạc Liêu, Cà Mau thì nổi tiếng với món gỏi bồn bồn, bồn bồn là loại cây cỏ mọc hoang dại ở vùng đất trũng. Về An Giang thì có món gỏi sầu đâu rất độc đáo mà không nơi nào có được, lá, hoa sầu đâu có vị rất đắng được trộn với khô sặc rằn hay cá lóc rưới lên một ít nước mắm me chua ngọt.
- Một trong những món bánh tạo nên nét đặc trưng của vùng quê sông nước Nam Bộ là món bánh xèo. Trong khi, bánh xèo Miền Trung nhưn bánh thường đậu xanh, giá, thịt ba rọi, tôm, mực ống, lúc pha bột có thêm lòng đỏ trứng gà, bánh được đổ từng cái nhỏ cho 1 người ăn. Còn bánh xèo miền Nam thì được 2 - 4 người ăn, nhưn bánh được làm từ thịt vịt, thịt heo, tôm, củ hủ dừa, giá, đậu xanh,…Ngoài các loại nhưn truyền thống đó, món bánh xèo còn sử dụng nhiều loại khác để làm nhưn cho hương vị bánh xèo thêm hấp dẫn và phong phú như: nấm mối, nấm rơm, nấm kim châm, bông điên điển, hải sản,… Nét đặc biệt của bánh xèo Nam bộ là bột bánh lúc nào cũng pha thêm nước cốt dừa, bánh được đổ cái rất to, kỹ thuật đổ bánh rất công phu, làm sao bánh phải đạt được độ mỏng và giòn, vỏ banh bọc được hết nhân bánh không bị bể khi úp lại, và phải có vị béo, thơm của nước cốt dừa.
Bánh xèo Nam bộ được ăn kèm với gần 20 loại rau khác nhau, như rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt, lá sung, lá lụa, lá cơm nguội, lá điều... và được chấm với nước mắm chua ngọt. Và cách ăn của bánh xèo Nam bộ và bánh xèo miền Trung cũng rất khác nhau, Bánh xèo Nam bộ phải ăn bằng tay thì mới ngon và thưởng thức hết được chất Nam bộ trong cái bánh xèo vàng ươm, giòn, thơm béo ấy.
- Ngoài ra, Nam Bộ còn có hàng trăm món ăn độc đáo khác, có thể kể các món: cháo cá lóc ăn với rau đắng, rau má, cháo ếch, cá tai tượng chiên xù, cá kèo nướng muối ớt, cá lóc nướng, vịt nấu chao, chuột đồng quay lu,…
Về món ăn:- Mắm Nam Bộ nổi tiếng ở khắp nơi, đối với người Việt thì nó có vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp một lượng lớn đạm động vật cho bữa ăn hằng ngày của người lao động. Mắm Nam Bộ được sử dụng dưới nhiều hình thức chế biến và mang mùi vị đặc trưng, có thể chế biến thành các món mắm kho quẹt, mắm chiên, mắm chưng, mắm nấu, mắm kho, lẩu mắm,... Mắm còn có thể ăn sống và thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau như: đọt xoài, bông súng, bông điên điển, bông lục bình,.....- Món canh chua không biết đã có từ bao giờ và đã được khởi nguồn từ đâu. Có nhiều người cho rằng đây là món ăn bị ảnh hưởng từ ẩm thực của các dân tộc khác đang sinh sống tại Nam bộ như: Khmer, Chăm. Và cho dù được xuất phát từ đâu, ảnh hưởng từ dân tộc nào đi nữa thì món canh chua Nam bộ cũng rất đặc trưng và khác biệt so với canh chua được các vùng miền khác nấu. Có thể do đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nên người dân Nam bộ đã tạo ra được món ăn mang phong cách ẩm thực riêng của mình, bởi món canh chua Nam bộ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cá, tôm, các loại rau dân dã của vùng đất Nam bộ, vị đặc trưng của món canh chua chắc chắn là vị chua, nhưng không thể thiếu vị ngọt của đường và vị mặn của nước mắm Phú Quốc.Vị chua của canh chua Nam bộ thường được tạo ra từ me (lá me, trái me hay me vắt), trái bần, trái khế, chùm ruột, xoài, trái giác, trái chanh hay cơm mẻ, giấm, hoặc có thể từ ổ kiến vàng, ...... Tùy từng mùa, từng địa phương mà các nguyên liệu nấu canh chua có thể thay đổi như: cá lóc, cá trê, lươn, cá bông lau, cá tra, cá hú, cá cóc, cá dưa, cá vồ, cá ngác, cá rô, cá linh, cá chốt,....Các loại rau được nấu kèm với canh chua như: bông súng, bông điên điển, bông so đũa, kèo nèo, bồn bồn, mái dầm, tai tượng, lục bình, rau đắng, rau mác, rau nhút, rau cần ống, rau muống hay khóm, cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá. Tuy nhiên, món canh chua của người Nam bộ thường thì mùa nào sẽ nấu với nguyên liệu ấy, đến mùa nước nổi, canh chua được nấu với các loại bông điên điển, lục bình, bông súng, cá linh (loại đầu mùa) bởi cá chưa lớn nên xương mềm bụng mỡ ăn rất béo.
- Cá kho tộ, thịt kho tàu: Kho tộ tức là kho trong cái tô lớn, hoặc trong nồi bằng đất nung. Trong quá trình Nam tiến, người dân đã mang theo văn hóa bản địa của nơi mình sinh sống vào Nam, trong đó có việc kho cá bằng tô. Món thịt kho tàu thì có nhiều ý kiến cho rằng nó xuất phát từ Trung Hoa. Thực tế Trung Hoa cũng có món thịt ba chỉ kho với xì dầu không giống món thịt kho tàu của Việt Nam. Có người lại cho rằng món thịt kho tàu là của các cư dân gốc Ngũ Quảng đi tàu đánh cá dài ngày, họ kho những nồi thịt sẵn để ăn dần trên tàu. Món ăn có tên thịt kho được ăn trên tàu hay thịt kho tàu là từ đó. Thịt kho tàu thì thường được cắt thật to, tẩm ướp gia vị và được kho với nước dừa tươi, rồi nấu cho mềm rục. Món ăn này thường ăn với cơm trắng, có dưa cải chua hay dưa giá đỗ ăn kèm thì rất tuyệt.
- Ngoài ra, các món gỏi và món trộn cũng được sử dụng nhiều ở vùng đất này. Đây là món ăn dùng những nguyên liệu sống hoặc chỉ luộc chín rồi trộn với gia vị, sao cho có vị chua chua ngọt ngọt là được. Các món gỏi của miền Nam rất phong phú, thường là trộn với tôm, thịt, tai heo như món gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bồn bồn, gỏi củ hủ dừa, gỏi vịt với rau rém, gỏi xoài khô cá lóc, gỏi đu đủ,.. Củ hủ dừa là phần non nhất trong cây dừa, khi lấy củ hủ xem như phải chặt bỏ cây dừa, vì vậy món gỏi củ hủ dừa cũng được coi là món ăn độc đáo của vùng đất Nam bộ. Vùng Bạc Liêu, Cà Mau thì nổi tiếng với món gỏi bồn bồn, bồn bồn là loại cây cỏ mọc hoang dại ở vùng đất trũng. Về An Giang thì có món gỏi sầu đâu rất độc đáo mà không nơi nào có được, lá, hoa sầu đâu có vị rất đắng được trộn với khô sặc rằn hay cá lóc rưới lên một ít nước mắm me chua ngọt.
- Một trong những món bánh tạo nên nét đặc trưng của vùng quê sông nước Nam Bộ là món bánh xèo. Trong khi, bánh xèo Miền Trung nhưn bánh thường đậu xanh, giá, thịt ba rọi, tôm, mực ống, lúc pha bột có thêm lòng đỏ trứng gà, bánh được đổ từng cái nhỏ cho 1 người ăn. Còn bánh xèo miền Nam thì được 2 - 4 người ăn, nhưn bánh được làm từ thịt vịt, thịt heo, tôm, củ hủ dừa, giá, đậu xanh,…Ngoài các loại nhưn truyền thống đó, món bánh xèo còn sử dụng nhiều loại khác để làm nhưn cho hương vị bánh xèo thêm hấp dẫn và phong phú như: nấm mối, nấm rơm, nấm kim châm, bông điên điển, hải sản,… Nét đặc biệt của bánh xèo Nam bộ là bột bánh lúc nào cũng pha thêm nước cốt dừa, bánh được đổ cái rất to, kỹ thuật đổ bánh rất công phu, làm sao bánh phải đạt được độ mỏng và giòn, vỏ banh bọc được hết nhân bánh không bị bể khi úp lại, và phải có vị béo, thơm của nước cốt dừa.
Bánh xèo Nam bộ được ăn kèm với gần 20 loại rau khác nhau, như rau diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá lốt, lá sung, lá lụa, lá cơm nguội, lá điều... và được chấm với nước mắm chua ngọt. Và cách ăn của bánh xèo Nam bộ và bánh xèo miền Trung cũng rất khác nhau, Bánh xèo Nam bộ phải ăn bằng tay thì mới ngon và thưởng thức hết được chất Nam bộ trong cái bánh xèo vàng ươm, giòn, thơm béo ấy.
- Ngoài ra, Nam Bộ còn có hàng trăm món ăn độc đáo khác, có thể kể các món: cháo cá lóc ăn với rau đắng, rau má, cháo ếch, cá tai tượng chiên xù, cá kèo nướng muối ớt, cá lóc nướng, vịt nấu chao, chuột đồng quay lu,…
การแปล กรุณารอสักครู่..